Xuất khẩu qua thương mại điện tử và một số khuyến nghị

Ngày đăng: 2020-07-10

Theo dự báo của giới chuyên gia, 2019 được xem là năm bùng nổ của kinh doanh trực tuyến. Sự mở rộng hợp tác của các sàn thương mại điện tử hàng đầu trên thế giới là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quy mô, cũng như tiếp cận với nhiều thị trường mới.

 

Tuy nhiên, để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hình thức kinh doanh này phụ thuộc rất lớn vào sự chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng của chính các doanh nghiệp. Bài viết trao đổi về xu hướng xuất khẩu thông qua thương mại điện tử và đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển thời gian tới.

 

Xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện tử

Cùng với sự hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, thương mại điện tử qua biên giới cũng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi Nhà nước cần có các chính sách và giải pháp linh hoạt để phát huy những lợi ích và giảm thiểu những tác động tiêu cực của hình thức thương mại tiên tiến này. Với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015, nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao, nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD.

 

 

Đặc biệt, xuất khẩu thông qua thương mại điện tử đang trở thành xu hướng nổi bật và ngày càng được các doanh nghiệp (DN) tận dụng triệt để. Gần đây, những câu chuyện như của Andre Gift Shop, Paper Color… xuất hiện trên trang thương mại điện tử được mệnh danh là “chợ online toàn cầu” Amazon.com ngày càng phổ biến và kết quả mang lại là khả quan. Nhiều sản phẩm truyền thống của Việt Nam đã thu hút người tiêu dùng quốc tế, sức mua vì thế cũng tăng theo giúp các công ty tăng nhanh doanh số.

 

Nhằm hỗ trợ cho cộng động DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa (DNNVV) đẩy mạnh xuất khẩu thông qua thương mại điện tử, mới đây, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling đã thống nhất thực hiện kế hoạch phối hợp trong giai đoạn từ nay đến năm 2021 với các nội dung chính gồm: Chương trình xuất khẩu toàn cầu thông qua thương mại điện tử; Chương trình phát triển thương hiệu trên thương mại điện tử với Amazon; Chương trình đào tạo thương mại điện tử cho các DN Việt Nam về. Trong đó, Chương trình xuất khẩu toàn cầu thông qua thương mại điện tử đã lựa chọn 100 DN Việt Nam có sản phẩm tiềm năng để đào tạo kỹ năng, hỗ trợ tư vấn trực tiếp và kết nối với mạng lưới dịch vụ hỗ trợ đã được thiết kế riêng cho chương trình để đưa sản phẩm xuất khẩu lên hệ thống thương mại điện tử Amazon tại Hoa Kỳ vào tháng 6/2019. Amazon có trang thương mại điện tử tại 18 quốc gia, hỗ trợ 27 ngôn ngữ và danh mục hàng hóa hết sức đa dạng. Các DN bán hàng trên Amazon đến từ hơn 130 quốc gia khác nhau.

 

Việc hợp tác với trang thương mại điện tử toàn cầu Amazon.com được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường cho DN. Khi tham gia bán hàng trên Amazon hay Alibaba, có thể giá trị đơn hàng của DN có thể nhỏ đi (do bán B2C – hình thức kinh doanh từ DN, công ty tới khách hàng) nhưng lại có cơ hội tiếp cận số lượng khách hàng cá nhân lớn trên toàn cầu với chi phí hợp lý, từ đó giúp gia tăng doanh số đáng kể.

 

Thách thức, rào cản đặt ra

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu thông qua thương mại điện tử vẫn còn tồn tại một số vấn đề đáng quan tâm. Chẳng hạn, đặc điểm của thương mại điện tử xuyên biên giới loại hình B2C hoặc C2C là hàng tiêu dùng giá trị thấp. Theo khảo sát sơ bộ của Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM), các món hàng có giá dưới 30 USD chiếm đến 80%. Do đó, chi phí để xuất trình chứng từ giấy để mua ngoại tệ và thanh toán theo quy định rất cao so với giá trị sản phẩm, chưa kể chi phí cho một điện chuyển tiền xấp xỉ 20 USD/điện. Vì vậy, có sàn thương mại điện tử lâm vào tình cảnh thu được tiền nhưng không chuyển trả người bán được, dẫn đến tình trạng phải dùng biện pháp tình thế là nhờ công ty mẹ ở nước ngoài thanh toán giúp, sau đó bù trừ bằng những giao dịch khác.

 

Trước thực trạng đó, một số DN thương mại điện tử đề xuất cho phép: Mua ngoại tệ từ nguồn tiền mặt; Thay việc xuất trình tờ khai hải quan bằng kết nối dữ liệu hải quan Thay hóa đơn bằng thông tin… Theo VECOM, đối với các sản phẩm thương mại điện tử, việc pháp luật chưa chấp nhận hình thức thanh toán rút gọn với các dữ liệu điện tử thay vì chứng từ giấy đã tạo ra nhiều trở ngại cho sự phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, đồng thời tạo nên sự thiếu minh bạch trong quy trình thanh toán.

 

Đối với người tiêu dùng, họ không được tiếp cận những sản phẩm tương xứng với gửi tiền và quyền được trả hàng khi hàng hóa không đúng như quảng cáo. Việc chỉ cho phép ngân hàng chấp nhận chứng từ giấy theo kiểu truyền thống trong thanh toán quốc tế và không có kết nối dữ liệu là chưa phù hợp với quy trình hiện đại hóa và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

 

 

Theo số liệu từ Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), đến nay mới có khoảng 11% DN Việt Nam tham gia các sàn thương mại điện tử, 35% DN thiết lập được quan hệ với đối tác nước ngoài thông qua kênh trực tuyến. Trong vòng 5 năm qua số DN sở hữu website thương mại điện tử lại có chiều hướng giảm nhẹ. Lý do việc đầu tư website không khó, chi phí lại rẻ, nhưng để duy trì website đó hoạt động hiệu quả, thường xuyên và lâu dài cần sự đầu tư thích đáng và phải có tương tác thường xuyên với người dùng. Thực tế cho thấy, mấu chốt của việc DN chưa thể đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử do kỹ năng của DN còn hạn chế. Có DN chỉ vài người ra vào sàn thương mại điện tử nên chưa biết đến các cách thức marketing, bán hàng…

 

Với khá nhiều rào cản như vậy, việc khuyến khích DN tham gia xuất khẩu qua thương mại điện tử trở nên khá khó khăn. Điều này được minh chứng qua việc dù cơ quan chức năng và các sàn thương mại điện tử lớn hiện đang nỗ lực kéo các DN và cá nhân kinh doanh tham gia hình thức xuất khẩu hàng hóa này, nhưng mới có khoảng 1.000 DN tham gia trên Alibaba và khoảng 200 DN tham gia trên Amazon, vẫn quá nhỏ so với hơn 700.000 DN đang hoạt động, trong đó 98% là DNNVV. Ngoài ra, theo nhận định của VECOM, đến hết năm 2018 hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới loại hình B2C còn gặp nhiều khó khăn ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu…

 

Một số khuyến nghị

Phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, thể hiện qua việc đẩy mạnh xuất khẩu thông qua thương mại điện tử đang trở thành xu hướng tất yếu và ngày càng trở thành kênh quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của DN. Tuy nhiên, tận dụng được xu thế kinh doanh này, trong thời gian tới cần chú ý một số vấn đề sau:

 

Về phía cơ quan quản lý

Một là, hoàn thiện hạ tầng pháp lý cho thương mại điện tử với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách toàn diện, theo kịp thực tiễn phát triển của các mô hình và hoạt động thương mại điện tử khác nhau trong xã hội.

 

Hai là, xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử, đặc biệt loại hình thương mại điện tử DN – người tiêu dùng, DN – DN, chính phủ – người dân, chính phủ – DN. Kết nối đầy đủ Cơ chế một cửa ASEAN và sẵn sàng kết nối trao đổi thông tin với các đối tác thương mại ngoài ASEAN để tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và tăng cường kiểm soát đối với hàng nhập khẩu.

 

Xem thêm tin tại http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/xuat-khau-qua-thuong-mai-dien-tu-va-mot-so-khuyen-nghi-309351.html

Theo Tạp chí tài chính

 

VECOM.