Ngành du lịch ứng dụng công nghệ, thay áo choàng mới sau đại dịch Covid-19

Ngày đăng: 2020-09-07

Đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề tới tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ và liên quan, trực tiếp tác động tiêu cực tới toàn bộ nền kinh tế.

Các doanh nghiệp du lịch cần có những điều chỉnh chiến lược để có thể nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng khi đại dịch được kiểm soát. Chuyến đổi số một cách toàn diện sẽ là một phần của chiến lược này. Với chuyển đổi số các doanh nghiệp du lịch có thể tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Trên hết, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của mọi doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đại dịch Covid-19 là một cú huých mạnh mẽ để tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch, phải nhanh chóng triển khai chuyển số.

 Trong số các giải pháp công nghệ đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, có thể kể một số xu hướng sau: 

– Ứng dụng mobile 

Các ứng dụng này phù hợp với một đặc trưng của khách hàng (Du khách) của các doanh nghiệp du lịch là ở xa nơi có sản phẩm và “tiêu thụ” sản phẩm trong quá trình di chuyển. Các ứng dụng trên điện thoại di động thông minh cho phép khách hàng có thể khai thác thông tin, thực hiện các thao tác giao dịch cho phép khách hàng có thể khai thác thông tin, thực hiện các thao tác giao dịch và tích hợp nhiều tiện ích khác. Ví dụ: điện thoại thông mình còn được sử dụng để mở cửa phòng khách sạn, đặt các bữa ăn phục vụ tại phòng, đặt các dịch vụ bổ sung trong khách sạn… Thực tế cho thấy, với thiết bị di động người ta có thể lên kế hoạch cho toàn bộ chuyến đi từ đặt vé, đặt dịch vụ đến tìm kiếm thông tin về địa điểm tham quan, chọn hướng dẫn viên… trong chuyến đi mà không cần tương tác trực tiếp với bất kỳ người nào

– Trí tuệ nhân tạo (AI) and Chatbots 

Trí tuệ nhân tạo đã khẳng định được vị trí quan trọng của nó trong các xu hướng của thị trường số, bao gòmi cả trong lĩnh vực du lịch. Chatbot là một chương tình được tạo từ máy tính, là một công cụ cho phép con người có thể tương tác giao tiếp thông qua một trí tuệ nhân tạo đã được lập trình sẵn. Chatbot được chia thành 2 loại Theo cách mà chúng tương tác với con người là audiotory (âm thanh) và Texual (chữ) và ngày càng phổ biến trên trang web của các  doanh nghiệp du lịch. Ưu điểm của một Chatbot là có khả năng làm việc như xử lý một yêu cầu đặt phòng, thông báo tình hình thời tiết, cho biết vị trí của các ATM… của người dùng ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào và sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào.

– Kết nối IoT 

Ngày càng có nhiều thiết bị được kết nối với IoT, các doanh nghiệp du lịch có thể khai thác để giúp việc phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn. Dữ liệu IoT giúp doanh nghiệp  biết được nhu cầu, thói quen du lịch và một số đặc điểm khác để có thể chuyển đến khách hàng tiềm năng những thông tin mà họ thật sự quan tâm. Việc khai thác các dữ liệu IoT vừa giúp doanh nghiệp tăng khả năng bán được sản phẩm, vừa biết rõ khách hàng hơn, đồng thời giúp hàng tiết kiệm thời gian tìm kiếm và thực hiện các thao tác để mua sản phẩm mà họ muốn.

– Rating và Review 

Việc khách hàng có thể chia sẻ các ý kiến của hộ một cách nhanh chóng thông qua mạng xã hội như Facebook, Yelp, TripAdvisor hay các trang web du lịch giúp các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp cung cấp dịch cụ du lịch hiểu rõ hơn mong muốn của du khách. Công cụ kỹ thuật này thúc đẩy các doanh  nghiệp này quan tâm hơn đến chất lượng để tạo sự hài lòng của du khách. Gây dựng uy tín thông qua điểm đánh giá của khách hàng.

Ngoài ra đây cũng là kênh tham khảo, giups khách hành cảm thấy yên tâm khi chọn lựa một sản phẩm hoặc một dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, có thể thấy là xu hướng này hướng tới việc phục vụ khách tốt hơn, chứ không nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp du lịch.

– Thực tế ảo (Virtual Reality)

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ dựa trên nền tảng internet, thuật ngữ Vitual Tour (chuyến tham quan ảo) hay Interactive Tour (Chuyến tham quan tương tác) được xuất hiện tử năm 1994 và trở nên phổ biến hơn đối với khách du lịch ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên thuật ngữ trên vẫn còn rất mới mẻ và chưa được ứng rộng rãi tại Việt Nam.

Nhằm đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin, trải nghiệm địa điểm du lịch  trên internet của du khách, trước và trong chuyến đi, nhiều địa điểm  du lịch hoặc các Công ty du lịch đã xây dựng tour ảo tương tác nhằm mô phỏng địa điểm du lịch thông qua các hình ảnh, video, các yếu tố đa phương tiện khác như hiệu ứng âm thanh, âm nhạc hoặc các bản tường thuật, giới thiệu, các văn bản. Yếu tố khiến tour ảo trở nên hấp dẫn với du khách là các công nghệ mới được áp dụng như một phần cốt lõi của hệ thống đó như ảnh 360°, video 360°, ảnh Panaroma, ảnh Flycam… Điều đó đã giúp cho du khách có thể hiểu hơn về địa điểm sắp tham quan và kích thích được cảm hứng cho chuyến du lịch

Hiện nay xu hướng cá nhân hoá du lịch với hình thức du lịch tự túc, tự mình tham quan trải nghiệm ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đáp ứng cho xu hướng này, ứng dụng tour ảo sẽ giúp du khách hình dung được một lịch trình đầu đủ trước khi đi. Đồng thời trong quá trình du lịch, ứng dụng tour ảo có thể cung cấp thông tin cần thiết giúp du khách du lịch có thể có được những trải nghiệm đầy đủ nhất tại điểm đến. Thậm chí một số doanh nghiệp còn đề xuất tour du lịch “tại nhà” với chi phí thấp hơn nhiều so với việc thực hiện chuyến đi trong thực tế. Ví dụ: Khách có thể bỏ ra 200 USD để mua 1 tour du lịch ảo tại Bảo tàng Louvre thay vì phải tốn chi phí rất nhiều để đến Paris và mua vé vào tham quan bảo tàng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn e dè với cách tiếp cận này, vì cho rằng thông tin được cung cấp qua tour  du lịch ảo không thể thay thế trải nghiệm thực tế, đặc biệt vể mặt cảm xúc.

Để giúp doanh nghiệp lữ hành khách sạn hiểu rõ hơn về việc ứng dụng các công nghệ vào quá trình hoạt động, đổi mới sáng tạo trải nghiệm cho khách hàng, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp với Hiệp hội Du lịch (VITA) sẽ tổ chức Diễn đàn Du lịch trực tuyến 2020 nhằm giúp doanh nghiệp du lịch chuyển đổi số, thay áo choàng mới sau đại dịch Covid -19.

Thông tin sự kiện:

  • Thời gian: 8:00 -12:00, thứ Tư, ngày 30 tháng 9 năm 2020
  • Địa điểm: Khách sạn Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake, B7, Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội
  • Chi tiết chương trìnhhttps://otd.vecom.vn

 

Tổng hợp

VECOM.