Tiếp cận thị trường toàn cầu thông qua Thương mại điện tử

Ngày đăng: 06-09-2019

Trong những năm gần đây hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng nhờ hàng loạt chính sách được thay đổi theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu trong đó là Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành rà soát và dỡ bỏ các quy định chồng chéo, các loại giấy phép con, kiểm tra chuyên ngành… Việt Nam là một nước đang phát triển và chỉ vừa mới đạt tới cột mốc thu nhập trung bình, với lượng nhân công dồi dào và lực lượng lao động phong phú. Vì vậy, rất nhiều các doanh nghiệp lớn trên thế giới đang quan tâm đến việc mở rộng hoặc tăng quy mô đầu tư tại Việt Nam. Không chỉ vậy, do có một lực lượng dân số trẻ và tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam cũng hứa hẹn mang lại rất nhiều tiềm năng và cơ hội cho các hoạt động xuất nhập khẩu trong tương lai gần. Cơ cấu kinh tế đang có sự dịch chuyển từ đầu tư sang tiêu dùng cũng là một trong những lý do làm cho hoạt động xuất nhập của Viêt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng thần kỳ.

 

 

Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam cho thấy có 32% DN vừa và nhỏ của Việt Nam đã thiết lập kinh doanh với các đối tác nước ngoài thông qua các kênh trực tuyến. Việc gia nhập những nền tảng thương mại điện tử B2B (Business to Business) sẽ giúp DN XK tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới, từ đó mở rộng được cơ hội tiếp cận được thị trường toàn cầu, giảm chi phí liên quan đến xúc tiến thương mại truyền thống như tham gia hội chợ, triển lãm, thiết lập văn phòng tại các thị trường mục tiêu. Theo đó, DN tiết kiệm được 15-30%, thậm chí lên tới 90% thời gian so với cách làm truyền thống, đồng thời tiết kiệm về nhân lực, giảm sai sót, minh bạch về thủ tục và tăng khả năng số hóa. Ngoài ra, để thực hiện công tác tiếp thị truyền thông, DN phải đi rất nhiều nơi để kết nối, tìm khách hàng, thậm chí phải bay tới nước bạn để tham gia các hội chợ. Nhưng hiện nay, thông qua kênh trực tuyến, DN chỉ ngồi trong văn phòng là có thể giao dịch với khách hàng.

 

 

Theo các chuyên gia, để gia tăng kim ngạch trong thời gian tới, trong ngắn hạn, xuất khẩu trực tuyến là một trong những kênh hiệu quả nhất để nhanh chóng tiếp cận tới mọi thị trường, bao gồm những thị trường đang có tranh chấp thương mại. Trong dài hạn, xuất khẩu trực tuyến là xu hướng tất yếu giúp mở rộng thị trường, giảm chi phí, tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng…

Để giúp đỡ doanh nghiệp cả nước qua môi trường trực tuyến, VECOM cùng các hội viên đã phối hợp với Kênh truyền hình kinh tế VITV xây dựng Chương trình xuất, nhập khẩu trực tuyến sẽ phát sóng vào cuối tuần. Chương trình này nhằm mục đích tổng quan về xuất nhập khẩu trực tuyến, cho thấy được những khó khăn, thuận lợi tham gia vào môi trường này khi các hiệp định kinh tế được thực thi, đưa ra những cách thức, hướng dẫn về công cụ, dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hay cần chuẩn bị nguồn nhân lực cho môi trường trực tuyến này ra sao… Qua Chương trình xuất khẩu trực tuyến này, doanh nghiệp phải biết quản trị rủi ro để tránh bị thiệt hại. Ngoài ra, cần chú ý phân tích sản phẩm và đích đến của lô hàng để lựa chọn công ty vận chuyển phù hợp, đồng thời mua bảo hiểm xuất khẩu để đề phòng rủi ro xảy ra.

VECOM

 Tags:
Viết bình luận của bạn