Thống kê con số về buôn bán động thực vật hoang dã qua thương mại điện tử

Ngày đăng: 15-12-2017

Ngày 8 tháng 12 năm 2017 tại Hà Nội, Tổ chức Quốc tế bảo vệ động thực vật hoang dã Traffic đã đưa ra con số về buôn bán trái phép động vật hoang dã qua internet. Nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã hiện nay đã có nhiều hành vi được thực hiện thông qua các mạng xã hội, các website thương mại điện tử.

Nằm trong chương trình hợp tác quốc tế của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam gắn với trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng và trách nhiệm bảo vệ xã hội với cộng đồng thương mại điện tử. Tại cuộc họp Ban chấp hành lần thứ 4, tổ chức Traffic đã đưa ra nôi dung “Cộng đồng thương mại điện tử với trách nhiệm xã hội bảo vệ môi trường tự nhiên và thiên nhiên hoang dã”.

 

 

Những hành vi buôn bán động thực vật hoang dã là việc buôn bán và trao đổi các cá thể, bộ phận hoặc các chế phẩm của các loài động, thực vật hoang dã có thể được thực hiện thông qua những sản phẩm cụ thể như: thức ăn (đặc sản thú rừng…), các sản phẩm về làm đẹp như trang sức (nhẫn ngà voi…), các sản phẩm về chăm sóc sức khỏe (như sừng tê giác…), các sản phẩm nguyên nhiên liệu (như da cá sâu, da hổ, báo…), các vật nuôi, vườn thú, các sản phẩm đồ trang trí (như xác ướp khô động vật, ngà voi, sừng hươu..). Khi người ta nhận ra giá trị của các loài thực vật và động vật đối với thuốc, vật liệu xây dựng, trang trí, thực phẩm và các mục đích khác, các loài động thực vật được coi là có giá trị đã trở thành mục tiêu của phát triển thương mại. Ngày nay, thương mại quốc tế thương mại động vật hoang dã đã phát triển bao gồm rất nhiều loài khác nhau, từ côn trùng đến cây gỗ cứng. Trong một số trường hợp, thương mại đe doạ hoặc gây nguy hiểm cho sự tồn tại của các loài được bảo vệ. Một số loài nguy cấp cần được bảo vệ càng trở lên có giá trị hơn do sự hiếm có của chúng. Ví dụ, một số loài chim sống có thể có giá trị đến 25.000 đô la cho một cuộc giao dịch mua bán, trong khi các sản phẩm động vật kỳ lạ nhất có thể có giá trị hơn trọng lượng như giao dịch bằng vàng.

 

 

Phần lớn hoạt động buôn bán này là hợp pháp, bao gồm các sản phẩm gỗ khai thác bền vững và hải sản bị hải sản khai thác hợp pháp, nhưng một số buôn bán là bất hợp pháp, gây nguy hiểm cho bất cứ ai tham gia buôn bán và động vật hoang dã bị đe dọa bởi thương mại này. Theo Traffic thống kê, việc buôn bán hợp pháp về động thực vật hoang dã được thiể hiện chính qua 90% là thủy hải sản và gỗ, được cho là không nguy hại đến tự nhiên và thiên nhiên hoang dã đã mang lại doanh thu 350 tỷ đô la Mỹ. Doanh thu ước tính của buôn bán trái phép là 7 đến 24 tỷ đô la Mỹ.  Đây là con số thống kê theo tổ chức Môi Trường Liên hiệp quốc năm 2014. Tuy nhiên, bất kể quy trình ở đâu và các hiệp định của các quốc gia là vậy nhưng việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp vẫn đang tiếp tục diễn ra thường xuyên. Thương mại động vật hoang dã trái phép, săn trộm, buôn bán và tiêu thụ các loài nguy cấp là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn của nhiều loài …. Nhưng cũng là một thước đo cho các quy định của pháp luật và phát triển kinh tế.

Theo Bộ công cụ phân tích tội phạm về động vật hoang dã và rừng của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) từ năm 2010 đến 2015 có khoảng 18,000 kg ngà voi, 55,200 kg  tê, 235 kg sừng  giác được thu giữ và phát hiện thông qua internet. 

Theo thống kê của Traffic từ 1 tháng 6 đến 1 tháng 7 năm 2016 có khoảng 180 tin quảng cáo rao bán động thực vật hoang dã trên các website thương mại điện tử trong đó có 62% là những loài được xếp trong công ước quốc tế về Buôn bán Quốc tế các loài Động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Việt Nam đã trở tham gia công ước này từ năm 1994 và trở thanh quốc gia thứ 121 trên tổng số 178 quốc gia tham gia vào công ước này trong năm này. Bên cạnh đó, các loài động vật được quảng cáo cũng có trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/09/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường cũng được quy định rõ. trong đó có 8 trên tổng số 15 tin có ghi rõ nguồn gốc từ tự nhiên.

 

Trong các hoạt động hợp tác tiếp theo giữa Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam với Traffic, Traffic sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật các con số mới nhất về việc buôn bán trái phép động vật hoang dã thông qua internet để tuyên truyền và phổ biến về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và công động thương mại điện tử với môi trường tự nhiên và thiên nhiên hoang dã.

VECOM

Viết bình luận của bạn