Lĩnh vực Thương mại điện tử trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Ngày đăng: 2016-06-09

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 12 quốc gia New Zealand, Australia, Canada, Mỹ, Mexico, Nhật Bản, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Singapore, Peru và Chile. Mục tiêu chính của TPP là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng cường đổi mới sáng tạo, giảm đói nghèo, nâng cao mức sống của người dân, cải thiện thị trường lao động và bảo vệ môi trường thiên nhiên.

 

Hiệp định TPP đã được ký kết tại Auckland (New Zealand), kết thúc quá trình đàm phán kéo dài nhiều năm qua. Bộ trưởng Thương mại Australia – Andrew Robb là người đầu tiên đặt bút ký vào hiệp định. Và người cuối cùng hoàn thành công việc này là Bộ trưởng Thương mại New Zealand – Todd McClay, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình hiện thực hóa hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới. Tiếp theo, TPP cần được Chính phủ các nước phê chuẩn và dự kiến có hiệu lực từ năm 2018.

 

Có thể nói thương mại điện tử (TMĐT) là một ngành đang phát triển rất mạnh ở nước ta nên người dân cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ các điều khoản của TPP liên quan đến lĩnh vực này sau khi TPP được Quốc hội cả 12 nước đồng ý thông qua. Trong toàn văn của Hiệp định TPP,  Chương 14 – Thương mại điện tử bao gồm 18 điều với các đại diện thương mại của Việt Nam cùng 11 nước thành viên đã nhất trí thông qua. Tuy nhiên, hiện Quốc hội Việt Nam cũng như các nước khác chưa thông qua chính thức Hiệp định TPP.

 

 

Như vậy có thể nói Hiệp định TPP nói chung và chương 14 nói riêng sẽ giúp TMĐT của Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới. Do đó, môi trường cạnh tranh sẽ tạo áp lực đối với các doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì họ sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài. Chính vì thế người dân cùng với các doanh nghiệp cần hiểu rõ hiệp định TPP và các nội dung điều khoản để kịp thời ứng phó với những thách thức của ngưỡng cửa hội nhập này.

 

Theo VECITA